CÂY TRE TRÚC CÓ LỢI ÍCH KINH TẾ GÌ KHÔNG?
– Giá trị kinh tế: Theo tập quán dân gian tre có thể làm nhà, hàng rào, cầu tre. Làm nghề đan lát tre, mỗi năm mỗi hộ cùng kiếm được trên 300 ngàn. Trong vùng dân tộc ít người mỗi hộ trồng 5 bụi tre mỗi bụi 25 cây, mỗi cây 8.000 đồng. Hàng năm mang măng ra chợ bán cũng kiếm được 20.000 đồng/bụi, mỗi lao động trồng tre cũng thu nhập hàng trăm ngàn đồng.
Sau khi được gia công, giá trị các mặt hàng tre tăng gấp hàng chục lần. Nhiều nơi dùng tre làm ván ép, ván dán, gia công măng đều cho lợi nhiều, giá cao. Tre trúc được dùng đẻ làm nhạc cụ, đồ mỹ nghệ, dụng cụ thể thao… dùng rất rộng rãi.
– Giá trị xã hội: Tre làm đẹp cảnh quan, làm phong phú nền văn hóa. Nhiều nhà sán hay lầu tre mọc lên bên cạnh suối nước, nho nhã và mang tính dân tộc hấp dẫn, làm cho con người có cảm giác mới lạ. Nghề du lịch, tổ chức đi thăm các vùng tre trúc cũng có sự lôi cuốn du khách. Ngoài ra khai thác, lợi dụng tre còn giải quyết rất nhiều nhân công dư thừa ở nông thôn và miền núi.
– Giá trị sinh thái: Tre có rễ chùm lan rộng trên mặt đất có tác dụng giữ đất rất bền chặt; tre cũng có tác dụng giữ nước, bảo vệ đất dốc. Cành lá rơi rụng trong rừng tre càng nhiều, độ ẩm không khí tăng lên rất có lợi cho sự phân giải thảm mục, độ phì đất tăng lên. Rất nhiều vùng trồng tre hai bên bờ sông đã có tác dụng phòng hộ giữ đê rất tốt. Một số vùng núi cao có nhiều tre, nhân dân thường coi đó lá rừng bảo vệ nguồn nước. Trồng rừng tre rộng rãi đặc biệt là hai bên bờ sông có thể làm giảm tác hại lũ lụt, vỡ đê, đảm bảo cân bằng sinh thái. Mặt khác tre lại là nguồn thức ăn của các động vật quý hiếm như Gấu, Voi…
Xưởng Tre Trúc cung cấp Cây Tre Trúc Nguyên Liệu phục vụ nhu cầu, tăng giá trị cây tre và đời sống người dân
Nguyên liệu tre ngày nay đang được ưu chuộng bởi xu hướng “từ hiện đại đến truyền thống” với các công trình, kiến trúc cổ điển đang được thịnh hành. Ngoài ra, cây tre trúc là được trồng nhiều ở Việt Nam, giá lại khá rẻ, tốt cho môi trường và nguyên vật liệu xây dựng, trang trí, v.v. làm được rất nhiều sản phẩm khác nhau như mành tre, ốp trần tre, rèm tre, hàng rào, bàn ghế, tủ, giường, v.v. rất đa dạng trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu tre trúc, tre nứa, lồ ô tư nhiên này.
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CÂY TRE TRÚC NỨA TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN
1) Phát triển nhanh: Tre phát triển nhanh chóng và có thể được thu hoạch trong vòng 3 đến 5 năm trồng, so với gỗ cứng phải mất đến 40 năm để trưởng thành và cho chất lượng tốt để khai thác.
2) Tài nguyên tre tự nhiên dồi dào: Có tới 37 triệu hec-ta rừng tre trên thế giới. Do vậy, có một nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào mà không cần chi phí nhiều để trồng bổ sung và không tốn công sức chăm sóc.
3) Lợi ích cho người nghèo: Một số rừng tre được giao cho người dân nghèo quản lý và khai thác, vì vậy những tiến bộ trong ngành công nghiệp tre sẽ đem lại nhiều hơn lợi ích và cơ hội thu nhập lớn hơn cho người nghèo.
4) Tính bền vững: Tre có thể được thu hoạch hàng năm và có khả năng tự tái sinh; trên thực tế việc khai thác có kế hoạch góp phần cho sự bền vững của rừng cũng như làm tăng năng suất trong tương lại.
5) Bảo về đất đai: Trồng rừng tre giúp cải tạo đất bạc màu, chống xói mòn. Rễ tre còn lại trong đất sau khi thu hoạch giúp giữ lại các chất dinh dưỡng và độ ẩm cho các vụ tiếp theo. Tre cũng bảo vệ hạn chế các thảm họa tự nhiên như lở đất.
6) Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu cao: Không chỉ có thân cây, tất cả các bộ phận khác của cây tre có thể được sử dụng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau như măng cho thực phẩm, lá cho thức ăn gia súc, và cành cây dùng làm chổi và củi.
7) Hấp thụ khí nhà kính: Rừng tre hấp thụ khí nhà kính. Tre hấp thụ khí các-bon-nic và thải ra 35% lượng khí oxi vào khí quyển, nhiều hơn so với gỗ cứng.
8) Không cần phân bón, thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ cần thiết: Không giống như hầu hết các cây công nghiệp, tre không cần phân bón để phát triển mạnh. Cũng không giống như các cây trồng khác, tre không cần chăm sóc kỹ và việc chăm sóc không tạo ra lượng hóa chất dư thừa cho môi trường.
CÂU CHUYỆN LÀM GIÀU TỪ CÂY TRE TRÚC
Đến ấp Xóm Mới, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi-TPHCM hỏi cơ sở sản xuất mây tre lá Tư Quyết, ai cũng biết. Cái tên Tư Quyết đã trở nên quen thuộc với người dân ở đây. Hơn 80 hộ gia đình có công ăn việc làm thường xuyên từ khi cơ sở Tư Quyết ra đời.
CHỌN NGHỀ KHÔNG BẰNG NGHỀ CHỌN
Chúng tôi đến cơ sở Tư Quyết vào trung tuần tháng 6. Trong ngôi nhà ngói khá rộng, chất đầy những chiếc rổ, giỏ đủ kích cỡ làm từ tre, trúc. Hơn chục công nhân đang tất bật công việc, chuẩn bị cho lô hàng xuất đi nước ngoài vào cuối tháng. Với tay lấy chiếc bàn bằng tre, rót nước mời khách, anh nói: “Loại bàn tre này bây giờ là hàng “hot”, mấy ông chủ quán cà phê sân vườn ở nội thành thích lắm. Ở Hà Nội, khách cũng vào đặt hàng khá nhiều”.
Từ trước đến nay, Củ Chi là địa phương có nhiều tre, trúc nhất của TPHCM, nó gắn bó với bao thế hệ người dân nơi đây. Với Lê Văn Quyết, tuổi thơ khắc đầy kỷ niệm với con đường làng đầy tre, những buổi chơi trò trốn tìm miệt mài trong vườn tre, trúc.
Nhưng nghề đan tre, trúc lại đến với Tư Quyết rất tình cờ. Anh vốn là bí thư Đoàn của xã Trung Lập Hạ, từng đoạt danh hiệu thanh niên tiên tiến, thủ lĩnh vùng Đông Nam Bộ. Năm 2000, trong một lần đi sinh hoạt Đoàn, tình cờ một người bạn chìa trước mặt Tư Quyết 3 chiếc rổ bằng tre, hỏi: “Ông đan được thế này không?”. Sẵn tính sôi nổi của người làm công tác Đoàn, thêm một chút… đùa, Tư Quyết phán luôn: “Dễ ợt! Tôi đưa ra nước ngoài nữa là…”. Tư Quyết nhớ lại: “Lúc ấy, miệng thì nói thế nhưng tôi cũng không biết sẽ bắt đầu từ đâu. Nhưng về vắt tay lên trán suy nghĩ, tôi mới ngộ ra: Làm được thế thì quá tốt, sao lại không. Thế là tự dưng, cái nghề này nó chọn lấy tôi…”.
HỌC TỪ THẤT BẠI
Cầm 3 cái rổ về nhà, suy đi tính lại mấy ngày, Tư Quyết quyết chí đi học nghề đan rổ. Cứ sáng sớm, Tư Quyết chạy xe sang xã Thái Mỹ, nơi có nhiều hộ dân làm nghề đan rổ từ tre, trúc để học nghề. Chiều về, anh tự tay chẻ trúc, vót thanh và tập đan. Chị Nguyễn Thị Mai, vợ anh, nhớ lại: “Lúc ấy, ảnh lao vào công việc như quên mọi thứ. Cái máu ham đi của ông bí thư Đoàn thay cho cái chí quyết làm rổ rá”.
Sự kiên trì đã giúp Tư Quyết cho ra đời gần 100 chiếc rổ bằng tre đầu tiên. Sẵn nhà có sân rộng, anh mở luôn cơ sở, tận dụng nguồn nguyên liệu tre, trúc tại chỗ rồi vận động bà con, thanh niên trong ấp, xã đến làm. 20 người thợ vốn là nông dân cùng anh sản xuất được hơn 500 sản phẩm trong tháng đầu tiên mở cơ sở.
Nhưng vạn sự khởi đầu nan. Tư Quyết vấp ngay thất bại đầu tiên: 50% sản phẩm bị trả lại, lỗ mất gần 1 chỉ vàng. “Phải biết học và đứng lên từ thất bại”. Tư Quyết nói như vậy và mang hàng bị trả về tháo ra tìm khuyết điểm. Cuối cùng, anh phát hiện: Để có chiếc rổ đẹp, nan tre phải vót thật nhuyễn, người thợ cần tra vành thật đều tay mới tròn và đẹp. Nhờ sự chuyên cần cùng với sự quyết tâm, những người thợ được anh hướng dẫn giỏi nghề hơn, sản phẩm làm ra tinh xảo, đẹp hơn. Từ 50%, sản phẩm bị trả về giảm xuống chỉ còn 1%.
HẾT LÒNG VÌ NGƯỜI NGHÈO
Từ những mẫu mã đơn giản ban đầu, sản phẩm từ tre, trúc của cơ sở Tư Quyết được cải tiến bền đẹp hơn, đủ loại kiểu dáng, có màng chụp, gắn đế để bảo đảm vệ sinh. Nhờ tạo được sự khác biệt cho riêng mình và khai thác được “gu” của người tiêu dùng, sản phẩm từ tre, trúc của Tư Quyết không chỉ tìm được chỗ đứng trong nước mà còn được khách hàng nước ngoài ưa chuộng, đặt hàng với số lượng lớn. Nếu như trước đây bình quân mỗi tháng anh chỉ xuất vài ngàn sản phẩm sang các nước thì hiện nay đạt khoảng 30.000 sản phẩm/tháng. Sản phẩm của Tư Quyết còn tạo được thương hiệu riêng, được mời tham gia các hội chợ triển lãm hàng mây tre lá ở nhiều nước và vinh dự tham gia gian hàng tại Hội nghị APEC vừa qua.
44 tuổi, gần 8 năm đến với nghề đan rổ thủ công, Tư Quyết chưa hẳn là một người khởi sự doanh nghiệp thành đạt. Nhưng anh làm được điều mà ít có người làm được, đưa sản phẩm từ tre, trúc Việt Nam ra nước ngoài, làm hồi sinh nghề thủ công mây tre lá, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Hiện hơn 10 thợ làm công ăn lương và 80 hộ gia đình gia công hàng cho Tư Quyết có thu nhập ổn định từ 1,5 triệu- 3 triệu đồng/tháng. Chị Võ Thị Lạc, người gắn bó với cơ sở từ khi mới thành lập, nói: “Chú Tư sống rất có tình. Những ai nghèo khó đều được vợ chồng chú sẵn sàng giúp đỡ”. Còn chị Nguyễn Thị Bé thì khen ngợi: “Ảnh luôn hết lòng với mọi người”…
Hiện nay, mỗi ngày có tới hàng trăm nghìn mét vuông rừng đang bị tàn phá trên toàn thế giới. Chặt một cây gỗ Sồi hay Lim, ước tính cần đến 30-40 năm để có thể trồng được một cây gỗ thay thế. Một số loại gỗ tốt đôi khi cần nhiều thời gian hơn hoặc thậm chí không thể trồng lại được. Trong khi đó, cây tre chỉ cần 3 đến 5 năm có thể đạt chiều cao 8 mét và khai thác cho chất lượng tốt. Ngoài chu kỳ tái sinh nhanh của cây tre, việc trồng và khai thác tre cũng rất đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân vùng trung du và miền núi. Ở Việt Nam, một trong những loài tre phổ biến và có giá trị kinh tế cao là cây Luồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét